Giỏ hàng

Những lời khuyên hữu ích về chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường

Ngoài các vết loét tiểu đường thì các vết cắt, vết trầy xước ở bệnh nhân tiểu đường cũng cần được quan tâm chăm sóc kỹ.

Ngoài các vết loét tiểu đường, bệnh tiểu đường còn làm gia tăng nguy cơ bị các vấn đề về da như da dễ bị khô, trầy xước; các vết cắt, vết thương trên da có thể khó và lâu lành hơn so với người khỏe mạnh bình thường.

Giữ cân nặng phù hợp

Nếu bạn đã bị các vấn đề về da, bạn có thể ngăn vấn đề tiến triển nặng hơn bằng cách phấn đấu để đạt cân nặng phù hợp, ăn uống đúng cách, giảm bớt muối, duy trì huyết áp ổn định, và tập thể dục. Để có thể thực hiện được tất cả các yêu cầu này, người bệnh cần có sự hỗ trợ rất lớn từ bác sĩ, người chăm sóc và người thân.

Chăm sóc bàn chân khi bị tiểu đường

Thường xuyên kiểm tra chân, mắt cá chân, bàn chân và kẽ giữa các ngón chân mỗi ngày để kiểm tra các vết thương mới hoặc các vết thương cũ mà có vẻ không bao giờ lành. Luôn có các biện pháp bảo hộ cho đôi chân khỏi các trầy xước hàng ngày như mặc quần dài, mang vớ, giày đế bằng... để bảo vệ đôi chân. Khi có một vết cắt, vết trầy xước hay vết đâm qua da hãy trao đổi ngay lập tức với bác sĩ.

Điều trị vết thương và vết loét

Bạn sẽ cần che phủ các vết  thương để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Có thể cân nhắc việc sử dụng các loại dược phẩm hỗ trợ chăm sóc cho vết thương, sát trùng và làm vết thương mau lành hơn. Thử tham khảo dung dịch chăm sóc vết thương dạng xịt Spray 8. Spray 8 được chiết xuất từ vỏ quả măng cụt và cây niêm, mang đến đặc tính kháng viêm và làm lành vết thương nhanh hơn gấp 3 lần bình thường. Spray 8 hiệu quả với các vết loét tiểu đường và cả các vết thương hở, vết trầy xước, vết bỏng trên da.

Luôn phải phòng ngừa da khô

Da quá khô có thể bị nứt, ngứa và bị nhiễm trùng. Giữ da, đặc biệt ở vùng nách, ngón chân, và bẹn, sạch và khô ráo, nhưng không quá khô. Cách lau khô da tốt nhất là dùng khăn bông mềm thấm chậm, nhẹ nhàng và không chà xát mạnh. Nên chú ý nhiều đến các vùng da nhiều nếp gấp, các kẽ chân...

Khi tắm, nên sử dụng nước ấm và xà phòng, dầu gội dịu nhẹ và tắm nhanh. Hạn chế tối đa các sản phẩm khử mùi hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm vì có thể gây kích ứng trên da nhạy cảm.

Dưỡng ẩm nếu da bị khô. Thời điểm dưỡng da tốt nhất là sau tắm khi da vẫn còn ẩm.

Chú ý tuân thủ các bước chăm sóc da cơ bản có thể giúp ích rất nhiều trong việc giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa các vấn đề về da sau này. 

https://file.hstatic.net/1000377918/file/3_4c8a9fd79f2b4154b3de7ced41bc1a97.jpg
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top