Giỏ hàng

“CỨT TRÂU” (VIÊM DA TIẾT BÃ) TRÊN ĐẦU TRẺ SƠ SINH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Cứt trâu trên đầu trẻ hay viêm da tiết bã phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, nhưng nó có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp bị cứt trâu thường biến mất khi trẻ 1 tuổi, nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến khi bé 4 tuổi. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là một tình trạng vô hại. Cha mẹ có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này bằng vài bước đơn giản.

1. Nguyên nhân gây cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh

Hiện các bác sĩ chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh hay mảng bám trên da đầu trẻ sơ sinh. Họ cho rằng các mảng sần sùi xuất hiện khi các tuyến dầu trên da đầu bé sản xuất quá mức cần thiết. Điều này có thể là do ảnh hưởng hormone của mẹ còn sót lại từ khi bé còn trong bụng bạn.

Trường hợp hiếm gặp, cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh là do suy giảm miễn dịch nhưng trẻ sẽ có thêm các triệu chứng khác nữa.

2. Triệu chứng trẻ bị cứt trâu

Da của bé có thể nhờn, có những mảng vảy trắng, vàng hoặc màu sẫm hơn trên da đầu. Màu của cứt trâu phụ thuộc vào màu da của bé. Theo thời gian, những vảy này có thể bong ra.

Đôi khi, da đầu bé bị đỏ không có vảy hoặc bong tróc. Nhìn cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh, nhiều người cho rằng nó gây ngứa cho trẻ nhưng thực tế điều này không xảy ra. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể bị rụng tóc tại vị trí có cứt trâu. Tóc sẽ mọc trở lại sau khi cứt trâu biến mất.

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể ngoài da đầu. Những nơi phổ biến là: trên mặt, đằng sau tai, khu vực mặc tã, nách.

3. Điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị cứt trâu, bạn sẽ có thể điều trị cho bé ở nhà bằng cách:

  • Gội đầu sạch sẽ

Giữ da đầu sạch sẽ có thể giúp giải quyết vấn đề này, vì gội đầu sẽ rửa sạch dầu thừa trên da đầu bé. Sử dụng dầu gội trẻ em hay dầu gội cứt trâu. Bạn không nên dùng dầu gội trị gàu cho trẻ trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên dùng. Không phải tất cả các sản phẩm dầu gội đều an toàn cho trẻ sơ sinh.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa tần suất gội đầu cho bé. Bạn có thể gội đầu cho con mỗi ngày thay vì cứ cách vài ngày. Tuy nhiên, gội nhiều lần có thể làm khô da đầu và làm cho tình trạng cứt trâu trở nên tồi tệ hơn. Biện pháp gội đầu khá an toàn, chỉ cần bạn cẩn thận để xà phòng không rơi vào mắt bé.

  • Chải tóc cho bé

Sau khi gội sạch tóc và da đầu cho bé, bạn có thể nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng cây lược mềm dành cho trẻ sơ sinh. Lúc này, các vảy không còn bám chặt vào da đầu nên dễ bong ra hơn. Bạn có thể chọn mua những loại lược chuyên biệt để chải cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh. Nếu không, bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mới và chải nhẹ nhàng cho bé.

  • Bôi dầu

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn thoa lên đầu bé một ít vaseline, dầu mát xa em bé, dầu ô liu, dầu dừa, jojoba hoặc dầu hạnh nhân, dầu parafin lên da đầu để vài giờ cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng. Làm như vậy 3-5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần. Một số cha mẹ làm điều này và tình trạng cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh cải thiện rõ rệt. Việc bôi dầu vừa làm cứt trâu không bám dính vào da đầu vừa nuôi dưỡng da tại vị trí bị ảnh hưởng. Dù là dùng loại dầu nào, trước khi bôi bạn hãy thử một lượng nhỏ lên da đầu để xem bé có bị kích ứng không.

Thực hiện

  • Bôi một lớp dầu mỏng lên da đầu
  • Nhẹ nhàng xoa dầu trong khoảng 1 phút
  • Nếu con bạn vẫn còn thóp trên đầu, hãy thận trọng khi xoa dầu tại khu vực này
  • Để dầu ngấm trong khoảng 15 phút
  • Rửa sạch dầu bằng dầu gội trẻ em nhẹ nhàng

Bạn có thể sử dụng phương pháp này 1 lần/ngày. Miễn là con bạn không bị dị ứng với dầu, đây là một phương pháp an toàn cho bé.

  • Bôi thuốc

Trong trường hợp bé bị viêm da nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bé kem chống nấm, kem có thành phần hydrocortisone hoặc kẽm. Khi áp dụng biện pháp điều trị này, bạn không nên tự ý dùng mà cần có chỉ định của bác sĩ.

  • Hãy thử tinh dầu

Hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng một loại tinh dầu nào cho bé. Sử dụng tinh dầu kháng khuẩn có thể giúp chống lại cứt trâu do nấm men gây ra và tinh dầu chống viêm có thể làm dịu da đầu. Khi chọn tinh dầu, bạn có thể chọn tinh dầu chanh hoặc phong lữ. Một số người đề nghị dùng tinh dầu tràm trà, nhưng loại dầu này có thể không an toàn với trẻ nhỏ và nên tránh dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thực hiện:

  • Pha loãng 2 giọt tinh dầu với 2 thìa súp dầu nền (dầu dùng để pha tinh dầu, ví dụ như dầu dừa, dầu ô liu, dầu bơ, dầu jojoba)
  • Thoa tinh dầu vào khu vực bị ảnh hưởng. Để trong vài phút
  • Chải để cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh bong ra
  • Rửa sạch tất cả dầu bằng dầu gội.

Nếu đã thành biến chứng chốc đầu, đinh nhọt nhất thiết phải đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị thích hợp.

4. Khi nào nên đưa con đi khám?

Tình trạng cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm nhưng nếu da đầu của trẻ rất đỏ, bị nhiễm trùng, kích ứng hoặc cứt trâu lan ra mặt, cơ thể bé, bạn nên đưa bé đến bác sĩ khám.

Đôi khi viêm da tiết bã giống chàm ở trẻ sơ sinh, nhưng bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai tình trạng này. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thường ngứa còn cứt trâu thì không. Nếu lo lắng về tình trạng trẻ bị cứt trâu, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn đúng đắn và có cách trị cứt trâu cho bé hiệu quả hơn.

Lưu ý:

  • Không nên dùng tay cố gắng kỳ cọ mạnh tay để loại bỏ “cứt trâu” trên đầu bé.
  • Tuyệt đối không được tùy tiện bôi thuốc cho bé, vì nến trẻ bị “cứt trâu” có kèm theo viêm da cơ địa hoặc có bội nhiễm liên cầu, tụ cầu thì bắt buộc phải đưa bé đi khám.

5. Cách phòng tránh bệnh “cứt trâu” cho bé

  • Cần giữ da đầu trẻ sạch, khô. Gội đầu hằng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết, có thể chải đầu bằng bàn chải mềm
  • Vào những ngày ấm áp, không cần đội mũ cho trẻ vì có thể gây bí hơi và ẩm da đầu. Nên đội cho bé những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại.

Việc chăm sóc đúng cách, đầy đủ cho trẻ sơ sinh không chỉ bắt đầu sau sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị mọi mặt từ giai đoạn trước sinh, đặc biệt về mặt kiến thức và tâm lý.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Công ty TNHH SK Quốc tế

 

//file.hstatic.net/1000377918/file/b_47abf3fd033448a1b93ad848023fe7fa_grande.jpg
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top