Giỏ hàng

Uống kẽm trị mụn: 7 điều bạn cần biết trước khi dùng

Uống kẽm trị mụn là biện pháp cải thiện tình trạng của da từ bên trong với những hiệu quả khả quan, kèm theo tác dụng điều tiết bã nhờn, chắc móng, ngừa rụng tóc…

Nếu bạn đang có dự định uống kẽm trị mụn thì hãy tham khảo bài viết sau để có được những thông tin cần thiết.

Uống kẽm trị mụn và những lưu ý

1. Uống kẽm trị mụn hỗ trợ điều chỉnh phản ứng của hệ thống miễn dịch

Mụn trứng cá là do một loại vi khuẩn cụ thể, được gọi là p. acnes. Những vi khuẩn này luôn sống trên bề mặt da của chúng ta và rất vô hại trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp phải môi trường lý tưởng chẳng hạn như quá nhiều dầu nhờn ở lỗ chân lông, vi khuẩn p. acnes sẽ sinh sôi cho đến khi tạo ra tình trạng nhiễm trùng.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu là bất kỳ loại vi khuẩn nào khác, hệ thống miễn dịch sẽ gửi các tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt và sẽ không có vấn đề gì. Thế nhưng vi khuẩn p. acnes sẽ giải phóng một chất hóa học làm cho các tế bào da trông giống như tế bào vi khuẩn, vì vậy hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công cơ thể bạn chứ không phải vi khuẩn và tạo ra các phản ứng thái quá.

Tuy nhiên, nếu uống kẽm trị mụn một cách hợp lý, bạn sẽ cải thiện được vấn đề mụn bùng phát trên da mặt bởi kẽm kìm hãm hệ thống miễn dịch và điều tiết lượng dầu nhờn trên da.

2. Những người bị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng có thể bị thiếu kẽm

Theo các chuyên gia, những người bị mụn có nhiều nguy cơ cao bị thiếu kẽm. Dẫu cho việc thiếu hụt chưa hẳn là nguyên nhân chính gây ra mụn nhưng tình trạng mất cân bằng vẫn góp phần khiến tình trạng da trở nên kém xinh.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu kẽm và có thể cần uống kẽm trị mụn bao gồm:

  • Rụng tóc.
  • Tiêu chảy.
  • Huyết áp thấp.
  • Vết mụn chậm lành.
  • Nhiệt độ cơ thể thấp.
  • Móng tay mềm, dễ gãy.
  • Chức năng hệ thống thần kinh bất thường.
  • Luôn cảm thấy miệng có mùi vị khác thường.

3. Bạn có thể bổ sung kẽm để trị mụn bằng nhiều hình thức

Nếu bác sĩ da liễu chẩn đoán bạn bị thiếu kẽm, có nhiều cách để bạn bổ sung thêm loại chất dinh dưỡng cần thiết này, chẳng hạn như dùng thực phẩm chức năng, ăn các thực phẩm giàu kẽm (hàu, các loại hạt, nấm, ngũ cốc, socola đen…) cũng như dùng mỹ phẩm bôi ngoài da chứa thành phần kẽm nếu cần thiết.

Viên uống bổ sung kẽm AtiZinC - một trong số gợi ý về uống kẽm để trị mụn.

4. Có khá nhiều loại kẽm mà bạn có thể thử uống kẽm đúng cách

Trên thực tế, có một số dạng kẽm khác nhau mà bạn có thể tìm mua, chẳng hạn như:

  • Kẽm gluconate.
  • Kẽm sunfat.
  • Kẽm oxit (dùng để bôi ngoài da)
  • Kẽm ascorbate.

5. Uống kẽm trị mụn có thể mang lại hiệu quả bên cạnh việc dùng kháng sinh

Việc dùng kháng sinh trị mụn được ví như con dao 2 lưỡi bởi tác dụng tích cực đi kèm với rủi ro nhất định. Mặc dù tình trạng sẽ được giảm nhẹ nhưng đồng thời cơ thể bạn có thể hình thành cơ chế kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh và một số chúng biến đổi để ngăn ngừa không cho bản thân bị tiêu diệt, về lâu về dài, biện pháp này không còn đạt được hiệu quả trị mụn.

Tuy nhiên, nếu kết hợp với kẽm, làn da của bạn có thể được cải thiện thực sự. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kẽm sẽ hỗ trợ và làm cho kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh.

6. Nếu bạn uống kẽm trị mụn, hãy cố gắng bổ sung thêm cả đồng

Kẽm là khoáng chất thiết yếu để cơ thể hoạt động hiệu quả, nhưng kẽm cần thêm một “người anh em khác” nữa là đồng. Cơ thể chúng ta hấp thụ kẽm và đồng với nhau để giúp xương, răng, các cơ được chắc khỏe.

Nếu bạn tăng cường uống kẽm trị mụn mà quên đi việc bổ sung thêm khoáng chất đồng, kết quả đôi khi sẽ không được như ý muốn mà còn khiến những tình trạng khác xuất hiện, chẳng hạn như mệt mỏi, mất ngủ, thiếu máu…

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống kẽm trị mụn

Về mặt sinh lý và dinh dưỡng, kẽm đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu uống kẽm trị mụn với liều lượng quá mức, bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Đau đầu.
  • Buồn nôn.
  • Đau bụng.
  • Đau dạ dày.
  • Ăn mất ngon.
  • Bệnh tiêu chảy

Việc cơ thể có quá nhiều kẽm thậm chí có thể can thiệp vào mức cholesterol (HDL) lành mạnh. Do vậy, hãy chỉ bổ sung khoáng chất này theo đúng liều lượng mà bác sĩ khuyến cáo.

Theo: Hellobacsi.com

Đọc bài gốc tại ĐÂY

//file.hstatic.net/1000377918/file/untitled-1_0828136c62514e1092ef6d992d902a75.png
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top