Giỏ hàng

SỰ KHÁC NHAU GIỮA TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM REALTIME RT-PCR

Hiện nay, xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 là hai phương pháp phổ biến được Bộ y tế dùng để chẩn đoán người nhiễm COVID-19.

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể được nêu ra ở bài viết dưới đây.

Khái niệm

Test nhanh kháng nguyên Covid-19 là một xét nghiệm chẩn đoán nhanh RDT (Rapid Diagnostic Test) giúp phát hiện sự hiện diện protein đặc hiệu của virus COVID-19 (hay còn gọi là kháng nguyên) có trong mẫu dịch đường hô hấp của người.

Xét nghiệm sinh học phân tử realtime RT-PCR là là một phương pháp xét nghiệm để phát hiện vật liệu di truyền (DNA) của virus SARS-CoV-2.

Cả 2 phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Sự khác nhau giữa test nhanh kháng nguyên và xét nghiệm realtime RT-PCR

  • Về Cách thực hiện

Test nhanh kháng nguyên là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Người dùng có thể tự kiểm tra tại nhà bằng Dụng cụ tự xét nghiệm, bạn đọc có thể tham khảo tại đây.

Xét nghiệm bằng kỹ thuật realtime RT-PCR phải được thực hiện ở các cơ sở có đầy đủ điều kiện chuẩn về trang thiết bị, máy móc và chuyên môn bác sĩ cũng như kỹ thuật viên. Hiện nay, tại Việt Nam tính đến ngày 2-7-2021, Bộ Y tế mới chỉ cho phép 164 đơn vị đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2.

  • Về Thời gian cho kết quả

Test nhanh kháng nguyên có thể thực hiện và có kết quả nhanh chỉ sau 15-30 phút, cho phép phát hiện nhanh chóng người nhiễm bệnh.

Xét nghiệm realtime RT-PCR cho ra kết quả trong thời gian lâu hơn, khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm.

  • Về Độ chính xác

Test nhanh kháng nguyên có độ nhạy thấp hơn phương pháp realtime RT-PCR. Mức độ hiệu quả của xét nghiệm test nhanh kháng nguyên phụ thuộc một số yếu tố như thời gian từ khi phát bệnh, nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm, kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm, chất lượng của thuốc thử trong que thử…Do đó, việc thực hiện test nhanh kháng nguyên có thể gặp phải một số trường hợp người bệnh mới mắc COVID-19, lượng virus chưa nhân lên với số lượng lớn, dẫn tới kết quả test nhanh âm tính trong khi họ đã mắc bệnh. Ngoài ra, nhiều trường hợp test nhanh còn cho kết quả dương tính giả nếu các kháng thể trên que thử nhận ra các kháng nguyên của virus khác không phải kháng nguyên của COVID-19, như virus gây ra cảm cúm thông thường.

Xét nghiệm realtime RT-PCR là phương pháp có độ chính xác cao. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi các hệ thống máy chuyên dụng và thực hiện tại phòng thí nghiệm. Phương pháp này được chỉ định cho người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc dùng theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã nhiễm Covid-19. Trên thực tế có nhiều trường hợp xét nghiệm COVID-19 cho kết quả 2 -3 lần đầu là âm tính, lần tiếp theo lại dương tính. Lý giải về điều này, có 2 lý do: Thứ nhất, những ngày đầu mới nhiễm bệnh, số lượng virus nhân lên chưa đủ lớn và xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Mặc dù cơ thể đã nhiễm bệnh nhưng vẫn cho kết quả xét nghiệm âm tính. Thứ hai, do kỹ thuật lấy mẫu, điều kiện lấy mẫu chưa chuẩn, quá trình vận chuyển, bảo quản mẫu xét nghiệm không đúng cách nên kết quả xét nghiệm không chính xác.

  • Trường hợp nên sử dụng

Test nhanh kháng nguyên được sử dụng tốt nhất để sàng lọc, chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm virus. Test nhanh kháng nguyên có nhược điểm ở độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, kết quả dương tính giả và âm tính giả tương đối. Tuy nhiên vì thời gian cho ra kết quả nhanh chóng với tỉ lệ chính xác đến 97%, nên xét nghiệm nhanh dùng để hỗ trợ sàng lọc, giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc COVID-19 ở các vùng có nguy cơ cao. Sau khi khoanh vùng các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm, thì kiểm tra lại bằng phương pháp realtime RT-PCR để cho ra kết quả chính xác.

Khách hàng có thể liên hệ qua hotline: 098 155 7135 để được hỗ trợ.

Công ty TNHH SK Quốc tế

#breadcrumb-wrapper4.breadcrumb-w-img { background: url("