NGUYÊN TẮC SƠ CỨU VẾT BỎNG
Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe, để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc cho các bạn sau này. Do đó dù bạn bị bỏng nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu là rất cần thiết.
Đầu tiên, nguyên tắc chung khi sơ cứu bỏng ban đầu là tách người bị bỏng ra khỏi nguồn gây bỏng, sau đó xả nước trực tiếp vào vết bỏng càng sớm càng tốt, liên tục trong vòng 20 - 30 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da và giúp giảm độ sâu của vết bỏng. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng nước đá, chỉ sử dụng nước lạnh thông thường như nước máy, nước giếng. Sau đó, sử dụng gạc hoặc khăn bông thấm nước đắp vào chỗ bỏng để bớt đau.
Tùy vào tình trạng của vết bỏng mà bạn có thể mua thuốc trị bỏng bôi tại nhà hoặc đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
LƯU Ý
𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐧𝐠𝐚̂𝐦 𝐯𝐞̂́𝐭 𝐛𝐨̉𝐧𝐠 𝐯𝐚̀𝐨 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 đ𝐚́ 𝐥𝐚̣𝐧𝐡, vì vùng da bị bỏng khi qua lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị hạ xuống, dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây có lẽ là lỗi sai sơ cứu phổ biến nhất khi bị bỏng mà nhiều người mắc phải.
𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐚́𝐩 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 như bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hoặc củ chuối lên vết bỏng. Điều này chỉ khiến cho vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐨̂𝐢 𝐤𝐞𝐦 đ𝐚́𝐧𝐡 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐞̂𝐧 𝐯𝐮̀𝐧𝐠 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐨̉𝐧𝐠. Kem đánh răng không làm dịu vết bỏng như mọi người nghĩ, nó chứa chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vùng da bị bỏng còn làm cho nạn nhân cảm thấy đau đớn hơn. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng cho các trường hợp bỏng axit: sau khi đã làm loãng nồng độ axit trên da bằng cách ngâm nước thì bạn có thể bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng để trung hòa axit còn dư trên da, sau đó rửa sạch lại với nước.
𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̣𝐜 𝐯𝐨̛̃ 𝐜𝐚́𝐜 𝐛𝐨́𝐧𝐠 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào