Giỏ hàng

Nắm chắc 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư phần 2

Bạn chỉ cần nhớ rằng “Không có chất độc hay chất bổ, chỉ có ngưỡng độc hay ngưỡng bổ”.

Xem thêm: Nắm chắc 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư phần 1

4 Ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Muối là một gia vị không thể thiếu với con người. Nhưng cũng như tất cả các chất khác, ăn quá nhiều muối đến một ngưỡng nhất định cũng gây tình trạng bệnh lý và tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân khiến Nhật Bản và Hàn Quốc thành 2 nước duy nhất có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn cả ung thư phổi là do thói quen ăn mặn của họ. Bên cạnh việc ăn mặn nói chung, một số bằng chứng còn cho thấy ăn thực phẩm đã được bảo quản bằng muối, đặc biệt rau củ ngâm muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Có nhiều cơ chế gây ung thư của muối được đề xuất.một trong những khả năng là do muối có khả năng làm hỏng lớp màng trong dạ dày và gây viêm, hoặc làm cho lớp lót dạ dày nhạy hơn với chất gây ung thư như các hợp chất N-nitroso. Muối cũng có thể tương tác với Helicobacterpylori gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.

Ngoài ra, việc sử dụng nhiều muốn có thể làm tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Do đó, tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên nạp tối đa 6 gam muốn, tương đương lượng muối trong 1 muỗng café mỗi ngày.

5 Giảm chiên, xào, nướng, áp chảo

Những món ăn được chế biến bằng các phương pháp sốc nhiệt như chiên xào nướng, áp chảo từ lâu đã được chứng minh là tăng khả năng bị ung thư cho người tiêu thụ.

Có rất nhiều chất làm tăng nguy cơ ung thư được sinh ra do thực phẩm bị sốc nhiệt, đặ biệt là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo và các nhóm N-nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ sốc nhiệt càng cao càng sinh ra nhiều các chất độc hại này.

Không chỉ người ăn, các món này còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi cho chính người chế biến. Đó là do các nhóm hất aldehyde độc hại lại dễ bay hơi, do đó người trực tiếp chế biến có thêm nguy cơ ung thư phổi do hít thở các chất này.

6 Ăn uống đa dạng giúp giảm sự tích tụ chất độc hại

Các độc tố tiềm ẩn trong thực phẩm vẫn còn là vấn đề lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên cần nhớ rằng “Không có chất độc hay chất bổ, chỉ có ngưỡng độc hay ngưỡng bổ”.

Tức là các chất gọi là độc chỉ có thể phát độc tố khi chúng được tích tụ đến một ngưỡng nhất định. Do đó một cách đơn giản để hạn chế tác động của hiện trạng thực phẩm bẩn hiện nay là đa dạng hóa thực đơn hàng ngày, hay nói cách khác là thay đổi các món ăn thường xuyên. Ví dụ trên rau muống có độc tố A nhưng hôm qua bạn ăn chưa đủ ngưỡng độc, hôm nay bạn không ăn rau muống nữa mà ăn rau dền với độc tố B, bạn đã cho cơ thể có thêm thời gian để đào thải hết độc tố A, trong khi độc tố B chưa tích đến ngưỡng độc.

Tuy nhiên, cần hiểu là nên đa dạng hóa các thực phẩm tốt, bao gồm rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, và vẫn phải hạn chế các thực phẩm gây hại như thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, bên cạnh hạn chế rượu, bia, nước ngọt.

Ngược lại với ngưỡng độc, chúng ta cần ăn nhiều rau củ quả để các chất chống ung thư trong chúng đạt đủ ngưỡng bổ để phát huy tác dụng. Chưa có một hướng dẫn cụ thể là phải ăn bao nhiêu loại rau củ quả nào mỗi ngày để đạt ngưỡng này, nhưng thực tế nghiên cứu đến nay đều cho thấy việc ăn càng nhiều rau củ quả hàng ngày càng làm giảm nguy cơ ung thư nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng.

Lời kết

Cuộc chiến chống ung thư của loài người còn dài. Nếu không có một phép màu, một sự tình cờ kỳ diệu nào đó, thì phải vài thế kỷ nữa chúng ta mới có thể hiểu hét về dung thư để từ đó tìm ra một (vai phương pháp toàn diện để biến ung thư từ nan y thành bệnh nhẹ, như loài người đã làm với bệnh lao và sắp tới là với HIV.

Do đó biện pháp tốt nhất để chống lại ung thư đến nay vẫn là phòng tránh và phát hiện sớm. Về mặt phòng tránh, 6 nguyên tắc ăn uống đã nêu trên là những điều cơ bản mà mỗi người cần ghi nhớ và áp dụng hàng ngày.

6 Nguyên tắc có thể tóm gọn lại:

1/Duy trì thực đơn lành mạnh để chống béo phì.

2/ Ăn nhiều rau củ quả.

3/ Hạn chế thịt chế biến sẵn và thịt đỏ.

4/ Giảm ăn mặn.

5/ Giảm các món chiên xào nướng.

6/ Ăn uống đa dạng.

Tất nhiên hãy nhớ rằng ngoài 6 nguyên tắc nêu trên, việc bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia và tập thể dục thường xyên vẫn luôn nằm trong những nguyên tắc cốt lõi cho một lối sống toàn diện để phòng ung thư.

 Xem phần 1: Nắm chắc 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư

 Xem thông tin từ nguồn dẫn đầy đủ tại ruybangtim.com

//file.hstatic.net/1000377918/file/anh-trong-bai-viet_393a4b015f7943e8b18443cbf165bd34.jpg
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top