Giỏ hàng

Nắm chắc 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư phần 1

Ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng lý tưởng là một trong số 6 nguyên tắc dinh dưỡng trong phòng chống ung thư.

Đây là thông tin được cập nhật từ các báo cáo khoa học và các viện nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới.

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư. Do đó lựa chọn thực phẩm nào, ăn bao nhiêu, cũng như cách chế biến như thế nào là những điều cơ bản cần phải lưu 1 hàng ngày để phòng bệnh, nhất là với tình trạng thực phẩm bẩn vẫn còn tồn đọng ở nước ta.

Cùng theo dõi 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư dưới đây: được cập nhật từ các báo cáo khoa học và các viện nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp duy trì cân nặng lý tưởng

Duy trì cân nặng lý tưởng rất quan trọng, bởi béo phì là nguyên nhân thứ hai có nguy cơ cao gây ung thư sau hút thuốc lá. Việc thừa cân làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kiểm soát trọng lượng và phòng ngừa bệnh béo phì.

Bằng chứng ngày càng cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:

  • ½ khẩu phần ăn là rau và trái cây.
  • ¼ khẩu phần là ngũ cốc nguyên cám.
  • ¼ khẩu phần còn lại là đạm “tốt”.

Đạm tốt là các loại thịt, hải sản ngoại trừ các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt muối… hạn chế thịt đỏ (heo, bò, dê..)

Bên cạnh đó cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao khác như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, vì chúng góp phần làm tăng cân. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm đường bột vừa có thể trực tiếp ngăn ngừa sự tăng cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu, vừa gián tiếp làm giảm cân do tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn.

Để biết bản thân có thừa cân béo phì hay không, có thể sử dụng quy chuẩn sau:

Tính chỉ số BMI= khối lượng cơ thể/chiều cao*chiều cao.

BMI từ 23-30 là thừa cân, BMI trên 30 là béo phì.

2 Trái cây và rau củ có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu cho thấy ăn trái cây và rau cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thanh quản và phổi. Trái cây và rau quả có nhiều loại chất khác nhau có khả năng làm giảm khả năng phát triển của ung thư. Các chất dinh dưỡng này gồm:

  • Các nhóm chất có hoạt tính kháng ung thư như carotenoid, folate, vitamin C, Vitamin E, selen, flavonoid và các chất phytochemical khác (các chất tìmthấy trong cây)
  • Chất xơ. Việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%.
  • Chất chống tăng sinh mạch máu mới. Đây là tác động kép, vì cả tế bào ung thư lẫn mô mỡ đều cần sinh mạch máu mới đến nuôi chúng. Do đó việc chống tăng sinh mạch máu mới vừa trực tiếp làm giảm nguy cơ ung thư, vừa gián tiếp làm giảm nguy cơ ung thư thông qua việc làm giảm sự phát triển của mô mỡ, tránh béo phì.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy hệ vi khuẩn đường ruột có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư đường ruột, cũng như tác dụng của hóa trị trong khi điều trị. Các nghiên cứu cho thấy chất xơ có tương tác vi khuẩn trong ruột để tạo ra một số chất bao gồm butyrate. Butyrate làm thay đổi các điều kiện trong ruột, do đó các khối u ít có khả năng phát triển hơn.

3 Ăn nhiều thịt chế biến và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột

Ăn nhiều thị đã chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư ruột. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt gia súc như bò, heo, dê. Thịt chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt muối và các sản phẩm tương tự.

Cơ quan nghiên cứu Quốc tế về Ung thư phân loại thịt chế biến là tác nhân gây ung thư, và thịt đỏ là nguyên nhân có thể gây ra ung thư. Các nhà khoa học ước tính khoảng một phần tư các trường hợp ung thư ruột ở nam giới và khoảng 1/6 ở phụ nữ có liên quan đến ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến. Nguy cơ ung thư ruột tăng lên gần một phần năm (17%) đối với mỗi 100g thịt đỏ mỗi ngày, và lượng tương tự (18%) cho mỗi 50g thị chế biến mỗi ngày.

Cũng có một số bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa thịt đỏ với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt, và thịt chế biến với ung thư dạ dày. Tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ ràng.

Chưa có bằng chứng đầy đủ cho thấy ăn thịt trắng hoặc hải sản làm tăng nguy cơ ung thư.

Tại Anh, chính phủ khuyến cáo rằng những người ăn nhiều hơn 90gr thịt đỏ đã nấu chính và thịt chế biến mỗi ngày nên giảm xuống 70gr hoặc ít hơn.

Xem thêm: Nắm chắc 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư phần 2

Xem thông tin từ nguồn dẫn đầy đủ tại ruybangtim.com

//file.hstatic.net/1000377918/file/5_3ebc10ce3410469d821b9e08e23ed34f.jpg
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top