Giỏ hàng

Làm gì để vết thương mau lành không sẹo

Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ huy động mọi khả năng trong cơ chế tự nhiên để làm lành vết thương. Chúng ta có thể hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Làn da được xem như một chiếc áo đặc biệt, vừa bảo vệ cơ thể trước những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường như nhiệt độ, thời tiết, những va chạm trong sinh hoạt hằng ngày; vừa bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, các loại virut... 

3 giai đoạn lành sẹo 

  • Giai đoạn 1: Xuất huyết và viêm. Do chấn thương hay vết thương trên da làm cho các mạch máu của vết thương tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành cục nút tiểu cầu. Những tế bào tiểu cầu này sẽ giải phóng ra chất trung gian để hình thành cục máu đông, đồng thời thu hút các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, được xem như quân đội của cơ thể nhằm ngăn chặn việc xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
  • Giai đoạn 2: Phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mạng lưới mạch máu tân sinh nhờ sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì.
  • Giai đoạn 3: Tái tạo biểu bì, đây là quá trình để vết thương lành hoàn toàn.

 Vì sao vết thương lâu lành?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước và độ sâu của vết thương, vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn vết thương ít hay không bị bầm dập; vết thương sạch mau lành hơn vết thương bị nhiễm bẩn, người cao tuổi; người bị suy dinh dưỡng thiếu chất, bệnh nhân đái tháo đường, người đang điều trị bằng thuốc có chất corticoid, hoặc dùng hóa trị bệnh ung thư, đang dùng thuốc chống đông máu...


Làm gì để vết thương mau lành, không sẹo?

Muốn vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch. Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý, nước muối loãng hoặc dùng các dung dịch khử khuẩn như thuốc tím. Không nên dùng cồn để rửa vết thương.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt: ăn đủ chất đạm như thịt, cá, trứng, các loại đậu... vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới làm nhanh lành vết thương.

Ngoài ra, nên tránh hút thuốc lá vì thuốc làm co các mạch máu, làm giảm sự tưới máu và giảm sự cung cấp ôxy đến mô nên làm vết thương lâu lành. 

Bạn cũng có thể tham khảo các loại dung dịch xịt vết thương để đẩy nhanh tiết trình làm lành vết thương, giảm tình trạng ngứa và đau nhức của vết thương, giúp hỗ trợ chống viêm và giảm đau.

SKI tổng hợp (theo suckhoevadoisong)

https://file.hstatic.net/1000377918/file/thuc_an_giau_dinh_duong_d7e56287a56241dca8a1ca8fa3dea0f9.jpg
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top